“Vi khuẩn tốt” trị viêm loét đại tràng

348 Đại lộ Bình Dương, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Kim Phát xin kính chào quý khách !
“Vi khuẩn tốt” trị viêm loét đại tràng
Ngày đăng: 16/05/2023 04:14 PM

“Vi khuẩn tốt” trị viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng hầu như chưa có thuốc điều trị được chỉ định chính thức nên bệnh nhân thường lựa chọn cách thay đổi lối sống, chọn chế độ ăn phù hợp cũng như dùng lợi khuẩn

Phần dưới đường tiêu hóa là nơi khu trú của cộng đồng vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Có những lúc số lượng vi khuẩn xấu nhiều hơn vi khuẩn tốt, làm gián đoạn sự lành mạnh của ruột và quá trình tiêu hóa. Tình trạng mất cân bằng nêu trên được cho là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh viêm loét đại tràng.

Hồi phục sự cân bằng vi khuẩn

Lợi khuẩn là những vi khuẩn tốt tương tự hoặc giống hệt như vi khuẩn tốt đã được phát hiện ở ruột. Điều đó có nghĩa là về lý thuyết, lợi khuẩn có thể giúp hồi phục sự cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn chủng lợi khuẩn làm thực phẩm là phải có khả năng sống sót trong đường tiêu hóa và phải có khả năng phát triển trong ruột. Khi có quá nhiều vi khuẩn xấu trong ruột và không đủ vi khuẩn tốt, những vấn đề về tiêu hóa có thể xảy ra và kèm theo những biểu hiện không lành mạnh khác như tăng cân, bệnh ngoài da, táo bón, tiêu chảy và vài bệnh mạn tính khác.

Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây mất cân bằng vi khuẩn ở ruột nhưng bệnh nhân có thể khống chế tình trạng đó bằng cách dùng thực phẩm hoặc bổ sung lợi khuẩn, giúp cải thiện toàn bộ đường tiêu hóa. Những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn bao gồm yaourt, vài loại phô mai, một số loại rau cải muối chua, kim chi. Lợi khuẩn có thể được bào chế thành dạng giống như dược phẩm, được bán không cần kê toa. Điều đáng lưu ý là không phải tất cả lợi khuẩn đều hoạt động theo cách giống nhau và tùy từng loại có thể có tác dụng khác nhau lên cơ thể. Do đó, trước khi bệnh nhân viêm loét đại tràng muốn sử dụng lợi khuẩn nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để có thể tìm ra lợi khuẩn phù hợp nhất. Tuy nhiên, hiện vẫn còn ý kiến khác nhau về tác dụng của lợi khuẩn.

“Vi khuẩn tốt” trị viêm loét đại tràng - Ảnh 1.

Lợi khuẩn có tác dụng như vi khuẩn tốt tồn tại trong ruột Ảnh: MNT

Chưa thực sự khẳng định hiệu quả

Trên lý thuyết, lợi khuẩn có tác dụng tích cực đối với bệnh viêm loét đại tràng vì chúng giúp cân bằng vi khuẩn tốt với vi khuẩn xấu và trên thực tế nhiều bệnh nhân dùng lợi khuẩn nhận thấy đường tiêu hóa được cải thiện. Tuy nhiên, những bằng chứng nghiên cứu về công hiệu của lợi khuẩn đối với viêm loét đại tràng còn hạn chế và cũng có một số nghiên cứu cho thấy kết quả chưa rõ ràng. Một nghiên cứu không cho thấy lợi ích của lợi khuẩn khi áp dụng kèm theo liệu pháp khác. Trong khi đó, một khảo sát đã cho thấy dùng lợi khuản giúp bệnh nhân thấy thuyên giảm so với dùng giả dược. Sự khác biệt lớn trong những kết quả nghiên cứu khiến giới khoa học chưa khẳng định chắc chắn tác dụng của lợi khuẩn. Hơn nữa, một số ý kiến nghi ngại về những tác động nhằm mục đích thương mại ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Do đó, nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng không chỉ định lợi khuẩn để điều trị viêm loét đại tràng.

Hiện chưa có hướng dẫn chính thức về việc sử dụng lợi khuẩn từ cơ quan có uy tín là Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) với lý do thiếu bằng chứng thực sự đáng tin cậy. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng ý rằng điều này không có nghĩa là lợi khuẩn không có tác dụng mà đúng hơn là do khó chứng tỏ và định lượng được hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có rất ít bằng chứng nêu khả năng dùng lợi khuẩn có thể dẫn đến tác dụng tiêu cực nào nên lợi khuẩn có thể được xem là khá an toàn khi được thêm vào nguồn thực phẩm. Cần lưu ý đến chất lượng của lợi khuẩn và nhiều trường hợp nhà sản xuất thổi phồng quá đáng về chất lượng và hiệu quả. Giới khoa học đồng ý rằng lợi ích và tác dụng thực sự của từng chủng loại lợi khuẩn cần được nghiên cứu thêm. 

Thực phẩm nên dùng và cần tránh

Nên dùng:

- Trái bơ, bí đỏ, yến mạch.

- Cá, đặc biệt là cá hồi.

- Một số dạng thực phẩm

lên men.

- Trứng.

- Uống nhiều nước.

Cần tránh:

- Cà phê và thức uống chứa caffeine.

- Rượu, bia và thức uống

có gaz.

- Sản phẩm từ sữa.

- Thực phẩm chứa nhiều sulfur hoặc sulfite.

- Bữa ăn nhiều chất béo.

- Bắp rang và các loại hạt.

- Đường fructose.

- Gia vị.

- Rau sống.

Nguồn: //thitruong.nld.com.vn/suc-khoe.htm 

Thiết Bị Y Tế Kim Phát

  • Online: 106
  • Tuần: 3706
  • Tháng: 4068
  • Tổng truy cập: 310197

08966.45.338

Zalo
Hotline